Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Bệnh hô hấp chia ra nhiều biến thể như: bệnh hô hấp cấp, bệnh hen suyễn, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên,…trong bài viết dưới đây, Minh Phú Pharma sẽ giúp mọi người nắm được thông tin về các loại bệnh hô hấp và cách phòng ngừa nó.

Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Thời điểm giao mùa là thời điểm dễ mắc các bệnh hô hấp nhất, chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nên nâng cao sức đề kháng để có thể chống chọi lại bệnh tật. Vậy, những bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa là gì? Vì sao người ta lại dễ mắc phải? Hãy đọc bài viết mà Minh Phú Pharma cung cấp dưới đây để nắm rõ nhé.

Các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa

Các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa

Theo khảo sát và nghiên cứu của chúng tôi, mọi người (bao gồm cả người lớn và trẻ em) thường mắc các bệnh lý hô hấp như sau:

  • Bệnh viêm đường hô hấp cấp.
  • Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
  • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên.
  • Bệnh hen suyễn.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các bệnh này:

Bệnh viêm đường hô hấp cấp

Bệnh Viêm đường hô hấp cấp

Một căn bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa nhất đó chính là bệnh viêm đường hô hấp cấp. Căn bệnh này thường ảnh hưởng tới đường hô hấp cấp trên(mũi, xoang, hầu – họng, thanh quản) hoặc đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, các phế nang).

Có thể nói, viêm đường hô hấp cấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào bởi vì việc phòng tránh bệnh là vô cùng bất khả thi, nguyên nhân chính là do các loại virus hay vi khuẩn trong không khí gây bệnh. Tuy nhiên, có 2 đối tượng sẽ dễ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp nhất, đó chính là người già và trẻ nhỏ. Bởi hệ miễn dịch của họ thường hay bị virus tấn công.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là ở 3 đối tượng: người rối loạn hệ miễn dịch, người già và trẻ em.

Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính được đánh giá là một bệnh hô hấp nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ em và người lớn.

Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn của đường thở, nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi, nhóm bệnh lý này thường gặp ở cộng đồng, nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ gây ra biến chứng nặng.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp bao gồm: Viêm đường hô hấp trên: Viêm nhiễm vùng tai, mũi, họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidal, viêm họng, Viêm đường hô hấp dưới: Viêm nắp thanh quản, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản viêm phổi….

Các loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh hô hấp này là: Hemophilus influenzae (H.I), phế cầu (Streptococcus Pneumoniae), Moracella catarrhalis, Klebsiella Pneumoniase, Chlamidia Trachomatis, Staphylococcus Aureus…

Trong đó, phế cầu và Hemophilus influenzae là những vi khuẩn thường gặp nhất gây bệnh, ở cả người lớn và trẻ em.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARIs) được phân loại là nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRI). Đường hô hấp trên bao gồm các đường dẫn khí từ lỗ mũi đến dây thanh âm ở thanh quản, bao gồm các xoang cạnh mũi và tai giữa.

Đường hô hấp dưới bao gồm sự tiếp nối của đường dẫn khí từ khí quản và phế quản đến các tiểu phế quản và phế nang. ARI không chỉ giới hạn ở đường hô hấp và có tác dụng toàn thân do có thể lan rộng nhiễm trùng hoặc độc tố vi khuẩn, viêm và giảm chức năng phổi. Bạch hầu, ho gà (ho gà) và sởi là những bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp nhưng cũng ảnh hưởng đến các hệ thống khác.

Ngoại trừ giai đoạn sơ sinh, ARI là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, trung bình có từ 3 đến 6 đợt ARI hàng năm bất kể chúng sống ở đâu hoặc hoàn cảnh kinh tế ra sao (Kamath and orthers 1969 ; Monto và Ullman 1974).

Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh từ nhẹ đến nặng khác nhau giữa các quốc gia có thu nhập cao và thấp và do sự khác biệt về nguyên nhân cụ thể và các yếu tố nguy cơ, mức độ nghiêm trọng của LRI ở trẻ em dưới 5 tuổi nặng hơn ở các nước đang phát triển, dẫn đến tỷ lệ ca bệnh cao hơn- tỷ lệ tử vong.

Mặc dù chăm sóc y tế ở một mức độ nào đó có thể giảm thiểu cả mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong, nhưng nhiều trường hợp LRI nặng không đáp ứng với điều trị, phần lớn là do thiếu thuốc kháng vi-rút hiệu quả cao. Khoảng 10,8 triệu trẻ em chết mỗi năm ( Black, Morris và Bryce 2003 ).

Các ước tính chỉ ra rằng vào năm 2000, 1,9 triệu người trong số họ đã chết vì ARI, 70% trong số đó ở Châu Phi và Đông Nam Á ( Williams and others 2002 ). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi mỗi năm ( Bryce and others 2005 ).

Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng bệnh hô hấp mãn tính (lâu dài) ảnh hưởng đến đường thở trong phổi. Đường hô hấp là những ống mang không khí vào và ra khỏi phổi của bạn. Nếu bạn bị hen suyễn, đôi khi đường thở có thể bị viêm và thu hẹp. Điều này khiến không khí khó thoát ra khỏi đường thở hơn khi bạn thở ra.

Một số thứ có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn , chẳng hạn như phấn hoa, tập thể dục, nhiễm virus hoặc không khí lạnh. Chúng được gọi là tác nhân gây hen suyễn. Khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, nó được gọi là cơn hen suyễn.

Bởi vì người bị hen suyễn cực kỳ nhạy cảm với môi trường không khí, do đó, khi thời tiết thay đổi làm cho các chất gây dị ứng có trong không khí thường ngày cũng thay đổi theo làm họ dễ bị lên cơn.

Không có cách chữa trị bệnh hen suyễn, nhưng việc điều trị và kế hoạch hành động cho bệnh hen suyễn có thể giúp bạn kiểm soát nó. Kế hoạch có thể bao gồm việc theo dõi, tránh các tác nhân gây bệnh và sử dụng thuốc.

Vì sao người ta bị mắc các bệnh hô hấp lúc giao mùa

Biến đổi khí hậu vào thời điểm chuyển mùa khiến nhiệt độ dao động thất thường, từ nóng sang lạnh và từ nắng sang mưa trong một ngày. Sự biến động nhiệt độ thay đổi nhanh chóng khiến hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, từ đó, dẫn tới việc bị mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Vì sao người ta bị mắc các bệnh hô hấp lúc giao mùa

Ngoài ra, virus cảm lạnh còn dễ phát triển và lây lan ở vùng có khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi rất nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta thở. Vì vậy, các triệu chứng như ho, đau họng rất thường gặp khi thời tiết thay đổi.

Không khí dễ bị lưu thông kém vì vào mùa lạnh mọi người có xu hướng ở trong nhà, đóng kín cửa để ngăn không khí lạnh lọt vào. Đây là yếu tố thuận lợi khiến tác nhân vi sinh vật nếu có trong không khí dễ sinh sôi nảy nở, khiến bạn bị mắc bệnh hô hấp.

Cách phòng bệnh hô hấp

Cách phòng bệnh hô hấp

Cách tốt nhất để phòng bệnh hô hấp cho cả người lớn và trẻ em đó chính là:

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là cổ, ngực và lòng bàn chân. Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió. Sau khi tắm xong phải lau khô người rồi mặc quần áo sạch.

Rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% để diệt vi khuẩn gây bệnh và làm sạch khoang mũi họng. Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp vô cùng hiệu quả nhằm giảm thiểu sự lây truyền vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.

Tiêm phòng cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm phòng phế cầu khuẩn cho các đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và nếu mắc bệnh sẽ nhẹ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn.

Ngừng hút thuốc, tránh uống nước lạnh, nước đá. Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước ép trái cây.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp mọi người nắm được các bệnh hô hấp thường gặp và cách phòng tránh. Chúc các bạn có được những kiến thức bổ ích và có thể giúp mình phòng tránh được một số bệnh liên quan tới hô hấp, nâng cao được sức khỏe của bản thân.

Bật mí toàn bộ thông tin về bệnh tim mạch và cách phòng tránh
Bệnh ho là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Giỏ hàng
Đóng Yêu thích
Recently Viewed Close
Đóng

Đóng
Navigation
Thể loại